Cần thiết phải xây dựng được tiêu chuẩn về ứng xử trong môi trường sư phạm. Ảnh: Quang Vinh. Áp dụng với cả giảng viên và người học Theo Nghị định 88 được Chính phủ ban hành ngày 26/10 về mức phạt và bồi thường vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong trường hợp kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học (chưa đến mức bị truy cứu hình sự), giảng viên bị phạt 5-10 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng với người học nếu có hành vi tương tự với nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong trường. Ngoài nộp phạt tiền mặt, người gây ra hành vi phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm, trừ trường hợp nạn nhân yêu cầu không công khai. Giảng viên nếu kỷ luật sinh viên sai quy định thì phải hủy bỏ quyết định, khôi phục quyền học tập với sinh viên. Những điều khoản liên quan việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm của giảng viên và người học là điểm mới của Nghị định 88 so với quy định hiện hành. Trong quá trình quản lý hồ sơ người học, nếu giảng viên sửa chữa các tài liệu liên quan việc đánh giá kết quả của sinh viên hoặc lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ không đúng quy định, mức phạt được áp dụng là từ 5 - 10 triệu đồng. Khi thu, giữ, quản lý giấy tờ của sinh viên không đúng quy định, giảng viên bị phạt từ 10-20 triệu đồng. Mức phạt cũ là 2-5 triệu đồng. Một điểm mới nữa của nghị định này là giảng viên bị phạt tiền từ 20-40 triệu đồng nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được tốt nghiệp. Mức phạt tăng lên 40-60 triệu đồng nếu giảng viên lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật. Trong trường hợp khai man, sửa chữa hồ sơ để được ra nước ngoài, giảng viên bị phạt 10-20 triệu đồng. Mức phạt tối đa với cá nhân là 75 triệu đồng. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 12/12. Chưa chắc đã hiệu quả Dù vậy, liên quan tới mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng áp dụng với cả giảng viên và người học, chia sẻ từ những người trong cuộc cho thấy, vẫn còn một số băn khoăn. Thạc sĩ Vũ Văn Đông - Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TPHCM bày tỏ: Quy định trên sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa giảng viên - người học, giảng viên - giảng viên, sinh viên - sinh viên… trong trường học giảm bớt những ứng xử tiêu cực. Tuy nhiên, phạt tiền chỉ nên là biện pháp cuối cùng, quan trọng vẫn là nhắc nhở, cảnh cáo, răn đe theo hướng giáo dục ý thức để những người vi phạm tự thay đổi cách ứng xử theo hướng tích cực hơn. Cùng chung quan điểm, Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhàn - giảng viên Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức phân tích: Việc đưa ra bất kỳ hình thức phạt nào cũng chỉ nhằm mục đích răn đe chứ chưa nhằm mục đích giáo dục hay đi vào giải quyết triệt để vấn đề về bản chất. Bởi việc xúc phạm người học, giảng viên thì bị phạt tiền, vậy như thế nào là xúc phạm, mức độ nào thì phạt bao nhiêu. Nhiều khi chỉ một câu nói của người dạy thôi, cũng làm thay đổi cả cuộc đời của một người học và ngược lại. Vậy 5 hay 10 triệu đồng có đủ để bồi thường hay không?. Rồi “Sau khi đóng phạt, liệu chuyện đó có chấm dứt không hay lại trở thành tiền lệ cứ có tiền phạt là được quyền xúc phạm người khác?”, Thạc sĩ Nhàn lo ngại, đồng thời kiến nghị: Cần thiết hơn là phải xây dựng được tiêu chuẩn về tác phong, hành vi, lối sống, phát ngôn và hành động của cán bộ, giảng viên, người học, phụ huynh trong môi trường sư phạm.
Bạn muốn hẹn hò tập 788: Cặp đôi kết hôn sau 8 tháng được mai mối
Trướcđó,xuấthiệntạitập788,NgọcChâugâyấntượngbởivẻngoàiđiểntraicònHo